Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search
Chi tiết tin

Bơrét, dấu ấn cuội nguồn Cơ Tu

Từ lâu, Bơrét là nhạc cụ hơi được coi trọng nhất đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu để người Cơtu sử dụng trong vui chơi hội họp, hát giao duyên, giải bày tâm sự như quên bớt đi nỗi lo toan, cực nhọc trong cuộc sống đời thường...

Khi tìm hiểu về loại nhạc cụ này, nghệ nhân Bh'ling Hạnh(72 tuổi) dân tộc Cơtu hiện đang sống tại làng Công Dồn, xã Zuôih, huyện Nam Giang(Quảng Nam) cho chúng tôi biết: Bơrét là nhạc cụ hơi, đa thanh gồm 14 ống nứa nhỏ sắp xếp song song từng đôi một thành 7 hàng từ ngắn đến dài. Đôi ống dài nhất là 60cm và cặp ngắn nhất là 35cm và mỗi ống cho một âm thanh riêng.


Ông Bh’ling Hạnh thổi khèn Bơrét, đang cùng dân làng Công Dồn tái hiện cảnh đi tìm đất lập làng trong"Tổng quan văn hóa của người Cơtu" do Sở VHTT Quảng Nam thực hiện vào tháng 8/2004. (ành: Nguyễn Văn Sơn)

Theo tìm hiểu của chúng tôi, khèn Bơrét cấu tạo rất phức tạp, các ống nầy đều gắn lưỡi gà và được xuyên qua bầu khèn, được làm bằng gỗ dẻo gọi là apúc. Phần ống có gắn lưỡi gà đều được đặt trong apúc được bít kín các khe bằng sáp ong ruồi. Lỗ thổi khoét ngay đầu bầu khèn, có thể đồng thời vừa chơi giai điệu vừa thực hiện các chồng âm đệm theo, cũng như âm trì tục kéo dài. Âm vực khá rộng, khèn Bơrét thường có âm vực hình thành hàng âm không bán âm.

Khi thổi khèn Bơrét, nghệ nhân Cơtu luồng hơi thổi ra ngoài, khiến âm thanh của khèn Bơrét trở nên trong và ấm hơn. Trong 14 ống của khèn Bơrét được khoét lỗ, khi thổi kèn, nghệ nhân tuần tự gác lỗ, khèn Bơrét sẽ cho 3 âm thanh có âm vực cách xa nhau tạo thành một phối âm phù hợp với các chiếc chiêng của người của người Cơtu. Theo truyền thống, loại nhạc cụ này dùng để đàn ông Cơtu sử dụng trong vui chơi hội họp, hát giao duyên, không sử dụng trong nghi lễ cúng tế thần linh.


Khi buồn, một mình ông Bh’ling Hạnh lại đem khèn Bơrét ra trước nhà Gươl của làng thôn Công Dồn thổi như để khỏi nhớ về nó (ảnh: Nguyễn Văn Sơn)

Người Cơtu tin rằng, đời sống, sức khỏe, công việc làm ăn của mọi thành viên trong gia đình, dòng họ luôn được mọi sự như ý nên việc thổi khèn không được tùy tiện mà phải theo một quy định đặc biệt, người thổi khèn Bơrét phải là người đứng đắn, tốt, được bà con hàng xóm yêu mến, công nhận.
     Trải qua bao thăng trầm, nhưng đến nay người Cơtu vẫn còn giữ lấy loại nhạc cụ độc đáo này và khèn Bơrét cùng với các loại nhạc cụ khác của người Cơtu như kèn Cabluốc, khèn K’loóc, sáo Rahênh...thì khèn Bơrét là loại nhạc cụ rất độc đáo và trở thành một thứ nhạc cụ gắn liền với truyền thống văn hoá bao đời của người Cơtu trên vùng Trường Sơn bao la và rộng lớn này./.

Tác giả: Nguyễn Văn Sơn

[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Chính phủ điện tử
Tình hình xử lý hồ sơ

Liên kết website
Liên kết