Công an huyện tặng quà cho người có uy tín có đóng góp trong phong trào toàn dân bảo vệ anh ninh Tổ quốc năm 2014
Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi luôn khẳng định: Sức mạnh của Công an nhân dân bắt nguồn từ sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một trong những phong trào cách mạng của Đảng, là nội dung quan trọng của “Biện pháp vận động quần chúng” – Biện pháp cơ bản của lực lượng Công an nhân dân.
Thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của Bộ Công an về công tác bảo vệ an ninh Quốc gia, đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trạt tự an toàn xã hội. Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ an ninh quốc gia, những năm qua, lực lượng Công an huyện đã chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đề ra nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành, các lực lượng tăng cường xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc chỉ phát huy được hiệu quả khi các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và đông đảo quần chúng nhân dân tự giác tham gia bảo vệ an ninh, trật tự. Nhận thức rõ điều đó, lực lượng Công an từ huyện đến cơ sở đã chủ động tham mưu, phối hợp, hướng dẫn các ngành, các cấp tăng cường bảo vệ chính trị nội bộ, đảm bảo sự vững mạnh của hệ thống chính trị, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, chú trọng phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo…
Để nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể tham gia, Công an huyện đã tổ chức ký kết nhiều quy chế phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương. Điển hình như với Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, Đoàn Thanh niên huyện, Ban dân vận Huyện ủy…Qua thực hiện các nghị quyết liên tịch và quy chế, công tác phối hợp giữa lực lượng Công an với các cấp, các ngành, đoàn thể, đặc biệt là với Quân sự, Biên phòng trong bảo vệ an ninh, trật tự theo Nghị định 77/CP của Chính phủ đã được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu; góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ thắng lợi sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, đối ngoại của địa phương.
Một trong những nội dung trọng tâm trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thời gian qua là lực lượng Công an từ huyện đến xã đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, địa phương tăng cường xây dựng, củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nhằm huy động đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự. Nội dung và hình thức xây dựng, tổ chức phong trào đã được đổi mới theo hướng “ tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải” phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng địa bàn, đối tượng. Qua phong trào, nhân dân đã tích cực ủng hộ, giúp đỡ lực lượng Công an; cung cấp hàng chục tin báo, tố giác tội phạm, trong đó có nhiều tin có giá trị giúp lực lượng Công an ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm an ninh, trật tự ngay tại cơ sở. Lực lượng Công an xã, Bảo vệ dân phố, Bảo vệ cơ quan, trường học, các tổ chức quần chúng làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở không ngừng được chăm lo, củng cố. Hiện toàn huyện có 12 đơn vị Công an xã, thị trấn với hơn 100 người và gần 30 Bảo vệ dân phố. Đội ngũ này hầu hết được bồi dưỡng nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, hăng hái, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc giữ gìn an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở.
Công tác xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, địa phương quan tâm chỉ đạo xây dựng và nhân rộng. Cả huyện hiện có trên 14 mô hình tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự trên tất cả các lĩnh vực, địa bàn. Một số mô hình có tính xã hội hóa cao, được nhân dân đồng tình hưởng ứng và đem lại hiệu quả thiết thực. Nổi bật là các mô hình: “Tổ tuần tra an ninh thôn” , “Phát huy vai trò, hiệu quả của các Tộc họ trong việc quản lý và giáo dục con em trong gia đình không vi phạm pháp luật” … Qua công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, lực lượng Công an các cấp đã tổ chức, phối hợp với quần chúng nhân dân gọi hỏi răn đe trên 50 đối tượng, cảm hóa giáo tại xã, thị trấn khoảng 30 đối tượng và kiểm điểm trước nhân dân 65 đối tượng vi phạm pháp luật chưa mức phải xử lý theo quy định pháp luật; lËp hå s¬ đưa vµo trường giáo dưỡng 03 đối tượng; phát hiện b¾t giữ và vận động 21 ®èi tượng cã lÖnh truy n·. Tổ chức vận động thu hồi 298 súng tự chế, 15 khẩu súng thể thao quốc phòng, 03 khẩu súng Kalipdu, 11 nòng súng quân dụng, 10 bộ xung điện, 12,3 kilôgam thuốc nổ và 73 kíp nổ.
Trên thực tế phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã giúp khơi dậy sức mạnh, tiềm năng to lớn của nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, có tác dụng thúc đẩy các phong trào cách mạng khác, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào toàn bảo vệ an ninh Tổ quốc ở một số nơi chưa được chú trọng xây dựng, củng cố thường xuyên. Hệ thống chính trị ở cơ sở nhiều nơi còn yếu; một số cán bộ, đảng viên và một bộ phận nhân dân còn mơ hồ, chủ quan, mất cảnh giác trước âm mưu và hoạt động của “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch. Cấp ủy, chính quyền một số nơi chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo vệ an ninh, trật tự, coi đó là trách nhiệm của lực lượng Công an; một số ngành, địa phương chưa chú trọng đến yêu cầu đảm bảo an ninh quốc gia trong công tác phát triển kinh tế – xã hội… Điều đó đã ảnh hưởng đến sự vững mạnh của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Những năm tới, bên cạnh những thời cơ thuận lợi, đất nước ta đang phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức mới. Các thế lực thù địch tiếp tục gia tăng các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Các yếu tố “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngày càng rõ nét và nghiêm trọng hơn, vi phạm pháp luật và tội phạm có xu hướng gia tăng. Trong bối cảnh đó, để xây dựng, củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Chúng tôi đề ra một số giải pháp cụ thể để thực hiện đó là:
Một là:Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của Bộ Công an về công tác bảo vệ an ninh Quốc gia, đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trạt tự an toàn xã hội. Đổi mới nội dung, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo hướng xã hội hóa ngày càng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể từng vùng, từng khu vực, từng địa bàn cụ thể gắn với các phong trào, các cuộc vận động khác của Đảng, Nhà nước và của địa phương như: Phong trào “chung sức xây dựng nông thôn mới”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Xóa đói giảm nghèo”.v.v...
Hai là: Xây dựng lực lượng chuyên trách phong trào và lực lượng nòng cốt giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở trong sạch vững mạnh, làm nòng cốt cho phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tiếp tục củng cố và phát huy vai trò của già làng, người có uy tín trong đồng bào DTTS, lực lượng nòng cốt của các Tổ chức chính trị - xã hội phục vụ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc. Trong đó, tập trung phong trào toàn dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng dân cư…
Ba là: Tăng cường mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với Mặt trận tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng trong công tác xây dựng phong trào và giữ gìn ANTT. Đồng thời, tổ chức cam kết, giao ước thi đua xây dựng gia đình, địa bàn dân cư, xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường học an toàn về an ninh, trật tự. Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa 3 lực lượng Công an, Quân sự và Biên phòng về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng. Duy trì và thực hiện có hiệu quả các hoạt động giao ban giữa Công an 2 huyện Nam Giang – Đắc Chưng (Sê Kông – Lào).
Bốn là: Tiếp tục tham mưu với cấp ủy, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể nhằm đề xuất các biện pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự. Xây dựng cho được các hương ước, quy ước làng xóm, dòng họ đảm bảo về an ninh, trật tự và công tác đối ngoại nhân dân, công tác vận động nhân dân thực hiện tốt quy chế đường biên.
Năm là: Tập trung chỉ đạo xây dựng khu dân cư, xã, thị trấn, cơ quan, trường học an toàn về ANTT, kết hợp xây dựng, nhân điển hình tiên tiến, động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an Tổ quốc.