Buồi gặp mặt đã ôn lại truyền thống 75 năm xây dựng và phát triển. Theo đó, từ tháng 3/1948, Châu Bến Giằng được thành lập. Đến tháng 12/1948 đổi tên thành huyện Giằng, tiếp đến huyện Thống Nhất, rồi huyện Giằng và năm 1999 đổi tên thành huyện Nam Giang đến ngày nay.
Đồng chí Phan Thái Bình - UVBTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy tặng hoa tại buổi gặp mặt
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập trong điều kiện địch bao vây kinh tế ngặt nghèo, thiếu muối, thiếu lương thực, thiếu dụng cụ sản xuất, thiếu thuốc men, giấy mực…vv, nhưng với sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền huyện đã có những sáng tạo và ý thức tự lực, tự cường của đồng bào như: Phong trào sản xuất chống cứu đói sôi nổi có hiệu quả thiết thực, phong trào xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, phong trào dùng thuốc nam chữa bệnh và việc phiên âm và học chữ dân tộc đã được triển khai rộng khắp, trong thời kỳ chiến tranh, toàn huyện chỉ có 3.000 ha đất sản xuất nông nghiệp thì đến nay, toàn huyện đã thực hiện tổng diện tích gieo trồng hơn 6.000 ha.
Những năm gần đây, huyện Nam Giang đã có những bước phát triển về mọi mặt, Huyện đã xác định 3 nhiệm vụ đột phá, 1 là Tập trung phát triển kinh tế Nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; 2 là Đẩy mạnh đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa nền hành chính; 3 là Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong nửa nhiệm kỳ thực hiện đã đạt được nhiều kết quả tốt, các cụm công nghiệp từng bước được quy hoạch gắn với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: điện, đường, trường, trạm; xây dựng nông thôn mới; sắp xếp, ổn định dân cư là nhiệm vụ trung tâm, gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương…
Trước đó, huyện Nam Giang đã tổ chức viếng hương nghĩa trang liệt sĩ tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ đã huy sinh bảo vệ tổ quốc để có được sự phát triển, đổi thay huyện miền núi Nam Giang như ngày hôm nay./.