Những câu nói khó lọt tai
Đang hồi nhâm nhi ly rượu với mấy ông anh và mấy đứa bạn, thì bỗng một anh bạn tự nhiên đập bàn, vẻ mặt buồn rười rượi, tôi vội hỏi, mới đầu tuần, có chuyện gì mà ông anh buồn vậy, anh bạn thở dài nói, thời buổi nào rồi mà còn phân biệt F0 với F1 chứ?. Hỏi ra mới biết, chuyện là ở trong khu dân cư nơi anh sinh sống có xuất hiện ca F0, mặc dù đã chữa khỏi nhưng khi ra ngoài tiếp xúc bị bà con hàng xóm nghi ngại, họ cứ xì xào sau lưng nói này, nói nọ khó chịu lắm. Anh bạn đang định kể tiếp thì thằng bạn ngồi bên cạnh bỗng chen ngang, thôi anh ơi, uống với em một ly rồi em kể câu chuyện của em còn buồn hơn anh nữa, chuyện người dân chưa hiểu và phân biệt đối xử với nhau thì khó tránh khỏi, đằng này, cơ quan em cũng có nhiều người như vậy, như em đây, sáng nay, mới ghé căng tin mua chai nước uống mà cũng bị anh, em đồng nghiệp xì xào “F1 kìa, đừng tiếp xúc với nó nhé”, nghe họ nói và phân biệt như vậy, tự nhiên mình cảm thấy buồn và hụt hẫng, mặc dù mình đã đi test nhanh và thực hiện cách ly theo qui định, mà sao họ lại đối xử với mình như vây, người dân họ hiểu ít hơn thì khó trách, đằng này, mình là cán bộ, có thông tin và tìm hiểu mà còn phân biệt, đối xử vậy, thằng bạn tôi thở dài.
Không nên phân biệt, đối xử
Theo tìm hiểu của chúng tôi; Tổ chức Y tế thế giới đã từng cảnh báo, sự kỳ thị với người nhiễm Covid-19 có thể gây ra những hậu quả khó lường như: khiến nhiều người muốn che giấu bệnh để không bị kỳ thị; ngăn cản mọi người không sớm tìm đến các cơ sở y tế chữa trị và không khuyến khích được họ thực hiện những hành vi lành mạnh bảo vệ bản thân và người khác.
Các trường hợp F0 được điều trị khỏi bệnh có nồng độ kháng thể nhất định, có thể miễn nhiễm tạm thời với virus SARS-CoV-2. Do đó, nguy cơ tái nhiễm của họ không cao, ít nhất là trong vòng 6 tháng sau khi khỏi bệnh. F0 đã khỏi bệnh không thể gọi là nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta không nên kỳ thị, sợ lây nhiễm bệnh Covid-19 từ F0 đã khỏi bệnh. Bác sĩ chuyên khoa II, Chờ Rum Thanh Vòm- Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nam Giang cho biết: Tinh thần rất quan trọng. Không ai biết mình bị nhiễm Covid-19 lúc nào, vì vậy không nên kỳ thị, xa lánh F0;F1 và F0 đã điều trị khỏi. Hậu quả của hành vi kỳ thị cũng sẽ làm suy giảm niềm tin, mất đoàn kết và gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch.
Nên đoàn kết, chung tay phòng, chống dịch
Những ngày gần đây trên địa bàn huyện Nam Giang đã ghi nhận các tín hiệu khả quan cho thấy chúng ta đang dần cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19. Một trong những yếu tố quan trọng để huyện có được kết quả này là tinh thần đoàn kết, đồng sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, sát cánh cùng cả hệ thống chính trị trong quyết liệt triển khai các biện pháp khoanh vùng, dập dịch.
Không ai mong muốn mình bị mắc Covid-19, nhưng khi đã mắc bệnh thì không nên hoảng loạn, lo sợ mà tuân thủ quy trình phòng, chống dịch của cơ quan y tế và tuân thủ pháp đồ điều trị để chiến thắng dịch bệnh. Những người từng tiếp xúc với người mắc Covid-19, hay còn gọi là F1, phải tuân thủ việc cách ly y tế theo quy định, không nên đỗ lỗi, trách móc hay kỳ thị với người mắc Covid-19 mà mình đã từng tiếp xúc. Thay vào đó, hãy dành cho nhau những lời động viên, an ủi, những sự quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ thiết thực, ý nghĩa. Đồng lòng, đoàn kết là yếu tố then chốt để chúng ta chiến thắng đại dịch.
Bác sĩ chuyên khoa II, Chờ Rum Thanh Vòm- Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nam Giang nhấn mạnh: Dịch bệnh là điều bất khả kháng, không ai muốn bản thân nhiễm Covid-19 và khiến cả gia đình phải cách ly, xóm làng phải dị nghị. Dịch bệnh thì không chừa một ai và không ai an toàn khi tất cả cùng chưa an toàn. Thay vì kỳ thị, dò xét, xa lánh với F0, F1 mỗi chúng ta hãy thật công tâm và nhân văn, thắt chặt tinh thần đoàn kết, để những người không may nhiễm bệnh có thêm động lực và quyết tâm điều trị khỏi bệnh. Để những người đã điều trị khỏi bệnh yên tâm tiếp tục công tác, lao động, học tập, chung tay đưa mọi hoạt động trở lại trạng thái bình thường mới. Bác sĩ Vòm nói: