Cách đây 3 năm, gia đình anh Pơ Loong Nhon ở thôn Vinh xã Tà Pơ, huyện Nam Giang vẫn thuộc diện hộ nghèo, sau khi lập gia đình, vợ chồng anh ra ở riêng, loay hoay với ruộng, nương rẫy, làm quần quật quanh năm nhưng cũng chỉ đủ cái ăn, cái mặc cho gia đình, sau khi bàn bạc với vợ, anh Nhon quyết định vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn vay hộ nghèo để phát triển nuôi heo rừng lai và heo cỏ địa phương, với nguồn vốn ban đầu, anh đã đầu tư 30 triệu để mua heo giống, còn lại đầu tư làm chuồng trại và mua thức ăn cho heo, nhờ chăm sóc tốt nên đàn heo giống của gia đình anh phát triển nhanh, năm 2020, gia đình xuất bán lứa đầu tiên được hơn 40 triệu đồng, anh Nhon cho biết, heo rừng lai và heo cỏ địa phương là giống dễ nuôi, ít bệnh, nguồn tiêu thụ lại dễ, chỉ cần có heo là thương lái đến tận nhà thu mua, vì thịt heo ngon, thơm và chắc nên gia đình không cần lo đầu ra, trong năm 2021 này, tuy dịch bệnh ở đàn heo trên địa bàn huyện phức tạp, nhưng gia đình anh vẫn phát triển tốt đàn heo và dự định thời gian tới sẽ xuất bán ra thị trường, cạnh đó, anh dự tính sẽ tiếp tục đầu tư nuôi bò và phát triển thêm cây Bòn bon để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình, anh Nhon chia sẻ:
Cũng như gia đình anh Nhon, năm 2011; Gia đình chị chị Hồ Thị Doanh và anh Bờ Nước Gót ở thôn Cà Lai, xã Cà Dy, huyện Nam Giang kết hôn, cuộc sống lúc đầu của gia đình cũng gặp không ít khó khăn, mặc dù đất làm nương rãy không thiếu nhưng vì thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi nên gia đình Chị Doanh vẫn chưa thoát được nghèo, với tinh thần không cam chịu đói, nghèo, chị bàn với chồng là vay nguồn vốn hộ nghèo để mở rộng trang trại chăn nuôi, nghĩ là làm, vợ chồng chị được vay 50 triệu đồng để mua bò, heo và nuôi gà thả vườn, đến nay, gia đình đã có 1 trang trại qui mô nhỏ, nuôi 13 con heo cỏ địa phương, hơn 50 con gà thả vườn và 5 con bò, mỗi năm cho thu nhập hơn 30 triệu đồng, có nguồn thu nhập ổn định, gia đình chị Doanh và anh Gót đã làm được ngôi nhà mới, mua sắm các trang, thiết bị sinh hoạt gia đình và nuôi các con ăn học tốt hơn, chị Doanh tâm sự:
Ông Đỗ Trần Quốc Nhật- Phó Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội huyện Nam Giang cho biết: Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã làm thay đổi căn bản nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, từ mặc cảm, tự ti, nay bà con mạnh dạn vay vốn làm ăn có hiệu quả, dần nâng cao chất lượng cuộc sống và trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, giảm dần chênh lệch trong phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số với các vùng khác ở địa phương”, qua đó, giúp đồng bào các dân tộc ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, chung sức xây dựng, phát triển quê hương.
Tính đến đầu tháng 12/2021, tổng nguồn vốn tín dụng của Phòng giao dịch là 230.897 triệu đồng. Nguồn vốn huy động qua tổ chức, cá nhân là 28.542 triệu đồng, tăng 1.973 triệu đồng so với đầu năm; trong đó nguồn vốn huy động qua Tổ tiết kiệm và vay vốn 3.069 triệu đồng; vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 13.110 triệu đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách huyện là 2.521 triệu đồng, tăng 510 triệu đồng so với đầu năm. Bên cạnh làm tốt công tác huy động và quản lý vốn, Phòng giao dịch còn tổ chức xây dựng kế hoạch, triển khai phương thức cho vay phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay 45.779 triệu đồng, doanh số thu nợ 37.899 triệu đồng, nâng tổng dư nợ của 12 chương trình tín dụng đến nay đạt 181.177 triệu đồng, với 4.676 hộ gia đình còn dư nợ. Một số chỉ tiêu cho vay đạt cao, tập trung chủ yếu vào các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo là 108.421 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 60% trên tổng dư nợ; tiếp đến là chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn chiếm 44.929 triệu đồng; ngoài ra, một số chương trình cho vay vốn học sinh, sinh viên; giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; nhà ở xã hội… đều có tỷ lệ giải ngân đạt cao. Bám sát tinh thần chỉ đạo của ngành và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nam giang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân và hoàn thành các chương trình cho vay theo chỉ tiêu phân bổ; tăng cường chỉ đạo cán bộ tín dụng địa bàn phối hợp cùng các hội, đoàn thể, tổ vay vốn nhận ủy thác kiểm tra, giám sát đối tượng thụ hưởng, xây dựng mô hình kinh tế phù hợp, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thông mới và bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương trong những năm tới.