Xây dựng các mô hình điểm:
Dự kiến trong năm 2017 sẽ có 25 hộ thanh niên đến lập nghiệp, năm 2018 có 25 thanh niên và năm 2019 có 10 hộ thanh niên đến lập nghiệp, tại đây mỗi hộ sẽ được cấp 300m2 đất ở, 300m2 đất vườn, 3 ha đất trồng rừng sản xuất, 3 ha rừng để khoanh nuôi bảo vệ, được hỗ trợ 6 tháng lương thực, hỗ trợ kinh phí di dời 20 triệu đồng/hộ, hỗ trợ chuồng trại con vật nuôi…
Mô hình chuối mốc cấy mô
Hiện tại, Tổng đội thanh niên xung phong tỉnh đang triển khai các mô hình điểm gồm: Trồng gừng trong bao, trồng chuối mốc cấy mô, nuôi heo canh tác tự nhiên. Theo anh Bùi Thành Vinh- Tổng Đội trưởng Tổng đội Thanh niên xung phong tỉnh Quảng Nam, thời gian qua đã thử nghiệm 2 mô hình trồng gừng trong bao và chuối mốc cấy mô đã cơ bản thành công, các mô hình này đã cho thu hoạch, sắp tới sẽ triển khai mô hình nuôi heo theo phương pháp tự nhiên, sử dụng chuối, bắp, cám gạo cho heo ăn không sử dụng các chất tăng trưởng và mô hình nuôi gà thả vườn, sau thời gian thành công sẽ chuyển giao mô hình này cho nhân dân. Cạnh đó, tổng đội sẽ là đầu mối thu mua các sản phẩm nông sản tại đây, anh Vinh chia sẻ.
Mô hình trồng gừng trong bao
Phát triển làng thanh niên lập nghiệp thành địa điểm du lịch cộng đồng:
Tại buổi làm việc mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh khẳng định: việc xây dựng làng thanh niên lập nghiệp Thạnh Mỹ là phù hợp với định hướng theo nghị quyết 05 của Tỉnh ủy về phát triển một số dự án lớn ở miền núi. Vì vậy, ngay từ bây giờ cần quy hoạch rõ ràng, chi tiết về đất ở, đất sản xuất, cơ sở hạ tầng, điện, nước, giao thông đi lại trong làng, xây dựng các mô hình điểm về tổ chức sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt điển hình, trong trồng trọt, chăn nuôi cũng nên xây dựng các chuổi liên kết về đầu ra sản phẩm cho bà con, chọn các hộ gia đình vào làng thanh niên lập nghiệp phải thật sự tâm huyết, có kiến thức, biết vượt khó vươn lên, bởi đây là những chủ thể quan trọng trong phát triển làng thanh niên lập nghiệp. Các cơ chế ưu đãi về cấp đất ở, đất sản xuất cũng được tiến hành cụ thể, minh bạch để tạo điều kiện cho các hộ gia đình yên tâm ổn định cuộc sống nơi làng mới. Trong quá trình xây dựng làng thanh niên lập nghiệp cũng cần giữ nguyên hiện trạng rừng, hiện trạng tự nhiên ở khu vực làng Mực, chú trọng xây dựng các thiết chế văn hóa, mô hình văn hóa tiêu biểu của tộc người Cơ Tu, để sau này đưa nơi đây thành điểm du lịch về văn hóa, bản sắc của đồng bào Cơ Tu. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cũng nhấn mạnh “việc xây dựng làng thanh niên lập nghiệp Thạnh Mỹ không được đi theo vết xe đổ của làng thanh niên lập nghiệp A Sờ, Mà Cooil, Đông Giang như trước đây; phải xây dựng làng thanh niên lập nghiệp Thành Mỹ thành mô hình điểm về nhiều mặt, trong đó có bố trí sắp xếp dân cư để nhân rộng ra các địa bàn miền núi trong tỉnh” Ông Thanh cho biết.