Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search
Chi tiết tin

Điểm lại việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương để phấn đấu về đích trong năm 2020


Trong 6 năm qua, các địa phương, cấp ủy, chính quyền các cấp, hệ thống chính trị và nhân dân đã tích cực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Tính đến nay, cả nước có 2.235 xã, 30 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân cả nước đạt 13,45 tiêu chí/ xã. Đối với tỉnh Quảng Nam, tính đến ngày 31/12/2016 có 204 xã thực hiện xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn tỉnh và đã có 62 xã được công nhận đạt chuẩn. Bình quân số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới là 12,5 tiêu chí/ xã. Huyện Nam Giang đã triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn giai đoạn 2010- 2016  với nhiều cố gắng. UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo, tổ giúp việc thẩm định các  đề án xây dựng nông thôn mới… Tập trung kế hoạch và nhiều giải pháp xây dựng nông thôn mới ở các xã trên địa bàn. Trong đó, xây dựng 2 xã điểm là LaDê và TàBhing, hầu hết các xã và huyện có xuất phát điểm thấp là xã nghèo, huyện nghèo với nhiều khó khăn, vất vả. Song, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận, Đoàn thể chính trị - xã hội các cấp và cả hệ thống chính trị, cùng với nhân dân đã tập trung cho việc xây dựng nông thôn mới thời gian qua với kết quả bước đầu: Tổng nguồn vốn huy động trong 6 năm (2010- 2016) là 486.432,068 đồng; huy động các nguồn lực khác 449.910 triệu đồng. Lồng ghép với nhiều nguồn vốn khác nhau và huy động sức dân ở địa phương để tập trung cho việc xây dựng nông thôn mới ở các xã. Đến nay, Bộ mặt nông thôn miền núi đã có nhiều thay đổi về cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội. Các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế, môi trường tiếp tục phát triển. Hệ thống chính trị và an ninh trật tự xã hội đảm bảo ổn định. Tuy vậy, kết quả 6 năm nhìn lại tính đến hết năm 2016: Tổng số tiêu chí  nông thôn mới đạt được là 101 tiêu chí/ 11 xã tăng 79 tiêu chí so với năm 2010. Được phân ra cụ thể như sau: xã TàBhing đạt 15/19 tiêu chí, xã LaDê, Zuôih đạt 12/19 tiêu chí, xã ChàVal, ĐắcTôi đạt 10/19 tiêu chí, xã Cà Dy đạt 9/19 tiêu chí, xã TàPơ đạt 8/19 tiêu chí, xã ĐắcPre, La Ê đạt 7/19 tiêu chí, xã ĐắcPring đạt 6/19 tiêu chí, xã Chơ Chun đạt 5/19 tiêu chí.

Thẳng thắn để nhìn nhận những tồn tại trong xây dựng nông thôn mới của huyện ta trong thời gian qua là: Công tác rà soát, kiện toàn phát huy bộ máy chỉ đạo điều hành ở huyện và các địa phương chưa tốt; việc vận động nhân dân vào cuộc tham gia xây dựng nông thôn mới còn rất hạn chế; chưa phát huy vai trò chủ thể chủ động của người dân, kể cả các xã phấn đấu đạt chuẩn. Một số chỉ tiêu chưa tập trung còn tản mạn, giàn trải; chưa có quyết tâm nỗ lực đột phá, nhất là đối với các xã điểm ( xã Tà Bhing và xã La Dêê).

Nhìn chung, các xã còn nợ nhiều tiêu chí khó thực hiện theo lộ trình và mục tiêu đã đề ra. Nếu không có giải pháp chỉ đạo quyết liệt thì nguy cơ không hoàn thành xây dựng nông thôn mới của huyện sẽ xảy ra. Với kết quả và nguyên nhân của huyện Nam Giang trong xây dựng nông thôn mới, sắp đến cần tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Một là, UBND huyện sớm thành lập tổ công tác cùng Ban Chỉ đạo, đi khảo sát đánh giá lại các tiêu chí các xã đã đạt, chú trọng 2 xã điểm, từ đó có kế hoạch đầu tư chỉ đạo sát sao hơn trong năm 2017 và những năm tiếp theo.

Hai là, Có cơ chế chú ý lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phù hợp với luật đầu tư công cho chương trình xây dựng nông thôn mới, chú trọng xây dựng các mô hình góp phần trong công tác xóa đói giảm nghèo cùng các phong trào, để huy động sức mạnh của quần chúng tham gia đóng góp, phát huy lợi thế của địa phương cùng các giải pháp đột phá quyết liệt từ các chương trình sản xuất, giảm nghèo từ 2- 2,5%, nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Ba là, Huyện cần ưu tiên nguồn lực hỗ trợ các thôn đăng ký hoàn thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, huy động đầu tư đóng góp của các ngành địa phương và cộng đồng dân cư. Xây dựng ý thức tự chủ động thực hiện các tiêu chí của từng hộ và giữ vững thành quả nông thôn mới,  chú trọng các tiêu chí thiếu tính bền vững như: xóa đói giảm nghèo, tổ chức sản xuất, văn hóa văn minh…

Bốn là, Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của chính quyền huyện, xã và hệ thống chính trị. Rà soát việc thực hiện tốt bằng các cơ chế chính sách. Nhất là các tiêu chí chưa đạt cần tập trung đẩy mạnh. Gắn đăng ký xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với công tác lãnh đạo tổ chức, duy trì nâng cao chất lượng nông thôn mới để phấn đấu đạt các tiêu chí còn lại vào thời gian sớm nhất.

Năm là, Xây dựng mỗi địa phương có một sản phẩm đặc trưng trong xây dựng nông thôn mới theo yêu cầu của Chính phủ.

Nhiều xã ở đồng bằng và miền núi, xuất phát điểm với rất nhiều khó khăn. Song, với quyết tâm vượt khó để đi lên bằng nội lực, họ đã về đích năm 2016. Thời gian không còn nhiều, để rút ngắn khoảng cách các huyện và xã, hoàn thành Nghị quyết của cấp ủy, HĐND- UBND huyện đề ra. Với quyết tâm chính trị cao trong xây dựng nông thôn mới của năm 2017, cấp ủy Đảng và Chính quyền quan tâm đúng mức để thực hiện tốt các biện pháp quyết liệt nói trên trong thời gian đến. Hy vọng rằng, một ngày không xa Nam Giang sẽ về đích trong Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới góp phần cùng toàn tỉnh và cả nước thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo tại địa phương./.

Tác giả: Trọng Dũng

[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Chính phủ điện tử
Tình hình xử lý hồ sơ

Liên kết website
Liên kết