Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search
Chi tiết tin

Nhiều chuyển biến tích cực qua 7 năm thực hiện kết luận số 05 của Ban thường vụ Huyện ủy

Nam Giang là một huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam, nơi sở hữu các yếu tố tự nhiên, xã hội không thật thuận lợi cho việc phát triển cũng như sản xuất nông nghiệp; với diện tích đất tự nhiên 184 nghìn ha nhưng diện tích đất có thể dùng để phát triển nông nghiệp, nhất là diện tích trồng lúa nước lại chiếm tỷ lệ rất thấp khoản: 377,04 ha; dân số sống rải rác từ vùng thấp đến các vùng biên giới; đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm hơn 85%; trình độ dân trí của người dân vẫn còn thấp; hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào rừng và nương rẫy; do vậy, đời sống người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn.


Nhiều mô hình kinh tế trên địa bàn huyện phát huy hiệu quả

Xuất phát từ thực tế trên, ngày 07/12/2011, Huyện ủy ban hành Nghị quyết 03-NQ/HU về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và con vật nuôi trên địa bàn. Sau một thời gian triển khai thực hiện Nghị quyết bước đầu đã có kết quả nhất định nên Ban thường vụ huyện ủy đã ban hành Kết luận số 05-KL/HU ngày 29 /2/ 2016 của BTV HU về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 03-NQ/HU.

Thực hiện Nghị quyết  và Kết luận  của Huyện ủy như đã nêu trên  HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết 29/2017/NQ-HĐND  ngày 25/7/2017 của Hội đồng nhân huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025; và từ đó đến nay hàng năm HĐND đã ban hành Nghị quyết  số 47/NQ-HĐND ngày 20/12/2018 của HĐND huyện về Chương trình hỗ trợ phát triển trồng cây ăn quả góp phần xóa đói giảm nghèo gắn với xây dựng NTM năm 2019; Nghị quyết số 67/NQ-HĐND ngày 26/12/2019 của HĐND huyện về Hỗ trợ PTSX thực hiện mục tiêu giảm nghèo gắn với xây dựng NTM năm 2020; Nghị quyết số 91/NQ-HĐND ngày 18/12/2020 của HĐND huyện về Triển khai thực hiện dự án Hỗ trợ PTSX gắn với mục tiêu giảm nghèo cho người dân huyện Nam Giang năm 2020; Nghị quyết số 53/NQ-HĐND ngày 20/12/2021 của HĐND huyện về Hỗ trợ trồng cây ăn quả gắn với mục tiêu giảm nghèo cho người dân huyện Nam Giang năm 2022; Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 22/12/2022 của HĐND huyện về Hỗ trợ trồng cây ăn quả gắn với mục tiêu giảm nghèo cho người dân huyện Nam Giang năm 2023; trên cơ sở việc cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết 03-NQ/HU của Huyện ủy sát thực với tình hình phát triển sản xuất của người dân trên địa bàn huyện; có thể thấy rằng đây là một chủ trương hết sức có ý nghĩa của Ban Thường vụ Huyện ủy, được nhân dân đồng tình ủng hộ, với nguồn vốn hỗ trợ cho các địa phương mà trực tiếp là các hộ gia đình nhằm xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, đem lại thu nhập ổn định cho người dân;  

Những năm qua, Phòng NN&PTNT huyện đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện, UBND, Ban nông nghiệp các xã, thị trấn trong việc phân công cán bộ về cơ sở để có thể trực tiếp, nắm bắt, chỉ đạo sâu sác, kịp thời, tích cực nhất về nhu cầu đầu tư các loại giống cũng như công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, con vật nuôi; đồng thời hướng dẫn bà con nhân dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng con vật nuôi, kỹ thuật thâm canh một số loại cây và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất…Tổng nguồn vốn ngân sách huyện thực hiện Kết luận 05-KL/HU về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-HU hỗ trợ giai đoạn 2016-2023 là: 19.200 triệu đồng, vốn đối ứng của người dân và doanh nghiệp: 2.932 triệu đồng. Kinh phí trồng rừng gỗ lớn bình quân mỗi năm 2.080 triệu đồng.

Ngoài ra thực hiện các nguồn vốn sự nghiệp phát triển sản xuất của 03 chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 và nguốn vốn theo cơ chế của HĐND tỉnh như: Nghị quyết 17/2019/NQ-HĐND ngày 17/12/2019 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam  và Nghị quyết 35/2021/NQ-HĐND ngày 29/9/2021 của HĐND tỉnh về  cơ chế hỗ trợ KTV, KTTT mà chủ yếu là thực hiện từ năm 2022-2023 với kinh phí đã thực hiện là 18.384 triệu đồng. Nhờ vậy đã chuyển biến tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và con vật nuôi, diện tích đối với cây trồng như cây ăn quả và trồng rừng gỗ lớn đều tăng mạnh qua hàng năm, tổng đàn gia súc luôn tăng, dẫn đến giá trị sản xuất ngành nông lâm, thủy sản tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh...

Cụ thể, cây ăn quả tính đến nay là: 329,5 ha; diện tích trồng rừng gỗ lớn: 1625 ha, Di thực sâm ngọc linh 1000 cây, quyết định công nhận cây đầu dòng sâm bảy lá một hoa 68 cây. Bảo tồn phát triển các loại cây bản địa như Loòng bon, Cam Chơ chun...

Ttrong đó một số mô hình trồng cây ăn quả tập trung có quy mô lớn trên 1 ha như: hộ ông A Lăng Dám thôn Đắc Pênh xã La Dê,  Thành mỹ: A Lăng Thị Hiền, Nguyễn thị Nhị 2,5 ha. Bling Chon, A Lăng Tia  thôn A Liêng xã Tà Bhing, Blup Yêu và Blup Chia Thôn Pà Tôi xã Tà Pơ. Nhờ có Nghị quyết 03-NQ/HU của Huyện ủy mà người dân đã được hỗ trợ các loại giống: cây trồng con vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng địa phương để phát triển sản xuất; trên cơ sở lồng ghép các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước (như 03 Chương trình mục tiêu Quốc gia và các cơ chế chính sách của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam), Thường trực UBND huyện cũng rất quan tâm, hằng năm hỗ trợ vật tư, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp từ các chương trình, chính sách khuyến nông khuyến lâm; tổ chức tham quan học hỏi, tập huấn cho người dân được tiếp cận các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến trong và ngoài tỉnh…vv; kết quả quan trọng nhất đạt được của Nghị quyết  thực là tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện đã giảm rõ rệt, 52,36%/3.467 hộ năm 2016 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020). Năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo còn 35,78%/ 2.656 hộ (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025). Đây là minh chứng rõ nét nhất cho hiệu quả, sự thành công của việc chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi của việc triển khai Nghị quyết 03-NQ/HU của Huyện ủy; đồng thời cũng khẳng định các mục tiêu đặt ra đã được thực hiện một cách tích cực, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân huyện nhà.




Tác giả: Văn Thủy

[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Chính phủ điện tử
Tình hình xử lý hồ sơ

Liên kết website
Liên kết